Về lý thuyết thì lực căng thấp tạo nhiều lực và dễ chịu hơn với tay còn lực căng lớn thì dễ kiểm soát vợt và tạo ra xoáy nhiều hơn.
Khả năng kiểm soát bóng tỉ lệ thuận với độ căng dây, độ căng dây cao thì khả năng kiểm soát bóng cũng cao hơn, tuy nhiên khả năng trợ lực lại giảm đi, khung vợt bị cứng dễ gây ra chấn thương khuỷu tay cho người chơi. Độ căng dây thấp cũng đồng nghĩa với việc độ kiểm soát giảm đi và khả năng trợ lực nhiều hơn, trường hợp này thì lại khiến người chơi gặp khó khăn khi muốn tiếp xúc bóng, vì bóng sẽ dễ trượt khỏi mặt lưới.
Những người đan dây vợt chuyên nghiệp cho rằng lực căng nhẹ của dây sẽ tạo hiệu ứng mượn lực trả bóng đi nhanh hơn. Nhưng các nghiên cứu mới nhất do Hiệp hội các nhà đan dây vợt ở Mỹ công bố thì vận tốc chuyển động của đường bóng khi rời mặt vợt vẫn không đổi khi lực căng của dây khác đi.
Điều duy nhất thay đổi là độ dài của đường bóng. Khi bạn thực hiện cú đánh xoáy mạnh từ cuối sân, bóng chạm mặt vợt có lực căng nhẹ hơn sẽ dừng lại trên mặt vợt lâu hơn (một phần nào đó của giây), và do chuyển động của cú đánh từ thấp lên cao nên bóng sẽ rời khỏi mặt vợt với quỹ đạo cao. Đường bóng sẽ đi sâu về phía cuối sân, tạo cho bạn cảm giác đánh bóng mạnh hơn.
Mời các bạn xem video quay chậm cú va chạm giữa quả bóng và mặt vợt ở tốc độ cao để hiểu rõ hơn về hiệu ứng này.